Bài gốc trên báo Sức Khoẻ Cộng Đồng
“Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” là cụm từ miêu tả rõ nét nhất những ngày tháng bi thương của cuộc đời chị M. kể từ khi lấy chồng. Chị M. không thể nhớ nổi mình đã bị chồng đánh đập bao nhiêu trận?
Thu Nga 23:01 28/09/2019Bị đánh nhiều đến mức không nhớ nổi Ngày 13/9, dư luận kinh hãi khi biết tin một gã đàn ông đánh đập, dìm vợ xuống nước. Trong khi đó, người phụ nữ chỉ biết cố gắng bám vào thành lan can để leo lên bờ. Sau đó, hai vợ chồng tiếp tục lời qua tiếng lại. Không kiềm chế được hành động, gã đàn ông lao vào tát, đấm vào mặt khiến người vợ ngã gục xuống đất. Chứng kiến cảnh bố đánh mẹ dã man, cậu con trai chỉ biết đứng cạnh gào khóc thảm thiết. Vụ chồng bạo hành vợ dã man được xác định xảy ra ở xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Nạn nhân là chị T.T.T.M. (SN 1988, trú tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu). Gã chồng vũ phu là Phạm Chí Linh (SN 1986, trú cùng xã Suối Dây). Hai vợ chồng cưới nhau được hơn 10 năm có 2 người con, con gái lớn 8 tuổi, cậu con trai mới 2 tuổi. Gia đình chị M. kinh doanh hồ bơi tại xã Suối Dây. Hiện trường vụ án được camera an ninh ghi lại Hôm 13/9, Linh đi nhậu về thì hai vợ chồng xảy ra cãi cọ. Trong cơn say, Linh dùng hết sức lực nhấn đầu chị M. xuống hồ nước, khi nạn nhân cố gắng bám thành lan can leo lên bờ thì Linh tiếp tục dùng tay tát, đấm nhiều lần vào mặt khiến chị M. ngã gục xuống đất. Khi phát hiện sự việc, anh Đặng Văn Phúc – Đội trưởng đội Cứu nạn giao thông tỉnh Tây Ninh đã hỗ trợ đưa nạn nhân đến bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh kiểm tra Sức Khỏe. Tại bệnh viện chị M. cho biết đã chồng đánh nhiều tới mức không thể nhớ nổi số lần. Những lần bị đánh trước chị thường chọn cách im lặng để cho cửa nhà được êm ấm, không ảnh hưởng đến hai con nhỏ. Cho đến khi xem lại đoạn clip chồng đánh đập (do camera an ninh ghi lại) chị M. không còn chịu đựng được nữa nhưng vẫn cảm thấy vẫn khá may mắn khi còn được sống bên cạnh các con. Liên quan đến vụ việc, anh Đặng Văn Phúc cho biết: “Sau khi đưa nạn nhân đi kiểm tra sức khỏe tôi đã đến trình báo sự việc với chính quyền xã Suối Dây. Với hành vi dã man của người chồng, việc chị M. còn sống là điều rất may mắn. Tôi không thể tin rằng, chị lại bị người đầu ấp tay gối dùng sức mạnh và nắm đấm hành hạ dã man. Thậm chí chị M. kể rằng, số lần bị đánh nhiều đến nỗi không nhớ hết nhưng vẫn cố chịu suốt thời gian qua”.
Đối tượng Phạm Chí Linh Sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo xã Suối Dây cùng Hội phụ nữ xã đã đến bệnh viện thăm hỏi, động viên tinh thần nạn nhân. Bà Lê Kim Hoàng – Chủ tich Hội phụ nữ xã Suối Dây cho biết, Hội đã cùng các ban ngành, đoàn thể xem xét giải quyết vụ bạo hành này. Ngày 16/9, Công an huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh) đã triệu tập Phạm Chí Linh đến làm việc về hành vi đánh đập chị T.T.T.M. và xuống hồ nước gây phẫn nộ trong dự vài ngày qua. Tại cơ quan điều tra, Linh thừa nhận hành vi bạo hành vợ. Tuy nhiên, Linh khai do ghen tuông, nghi ngờ vợ có quan hệ tình cảm vói người khác nên trong lúc nói chuyện đã cãi cọ rồi dẫn đến đánh đập vợ. Ngoài ra, Linh còn khai, thời điểm xảy ra vụ việc y đang say rượu. Sau khi tỉnh Linh cảm thấy “rất ân hận” về hành vi trên. Hiện cơ quan điều tra đang củng cố hồ sơ để xử lý theo đúng quy định của Pháp luật.
Table of Contents
Vụ việc gã chồng đánh đập, dìm vợ xuống nước lại rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình leo thang. Điều đáng nói hơn cả, gã chồng trong vụ việc đánh đập vợ trước sự chứng kiến của cậu con trai 2 tuổi. Lúc đó, cậu bé chỉ biết đứng khóc. Theo các chuyên gia tâm lý, trong trường hợp này cậu bé gào khóc là một cách phản ứng mạnh mẽ trước cảnh mẹ bị bố đánh dã man. Bởi thực tế, cậu còn quá bé để can ngăn hành vi bạo hành của bố. Theo dõi nhiều vụ bạo lực gia đình, chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân bình luận: “Là một chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, cũng là người mẹ tôi cảm thấy phẫn nộ trước hành động đánh đập vợ dã man của một số người chồng. Đã là vợ chồng thì khó tránh khỏi những lúc “bát đũa xô nhau” nhưng dùng nắm đấm để xử lý vấn đề là hành xử cực đoan, cần lên án. Bên cạnh đó, chồng đánh đập vợ để con cái nhìn thấy sẽ ảnh hưởng tâm lý vô cùng nghiêm trọng. Trẻ nhỏ chứng kiến vụ việc có thể bị sang chấn về tâm lý và thực thể. Nạn nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, hoảng loạn và các vấn đề về sức khỏe thể chất khác. Bên cạnh đó, bạo lực gia đình ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách. Chúng có xu hướng lặp lại hành động lạm dụng/bị lạm dụng của bố mẹ”. Bạo lực gia đình làm tổn thương nghiêm trọng đến con cái Còn theo nhận định của chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam (Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ. Cha mẹ là người gắn bó suốt đời, người dành thời gian nhiều nhất và có vai trò quan trọng không thể thay thế trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Hành vi ứng xử của cha mẹ hàng ngày chính là hình mẫu góp phần xây dựng nhân cách tích cực hoặc tiêu cực của con trẻ. Chính vì vậy, hành động bạo lực giữa bố và mẹ đã tạo ra môi trường tiêu cực, ảnh hưởng đến trẻ cho đến tận 19 tuổi. Cũng theo chuyên gia Trần Thành Nam, độ tuổi càng nhỏ, mức độ ảnh hưởng càng tiêu cực. Như cậu bé con chị M. trong vụ việc trên, mới 2 tuổi đã chứng kiến cảnh cha hành hung mẹ từ ngày này sang tháng khác. Những vết sứt trong tình cảm gia đình đó có thể theo cậu đến khi trưởng thành. Cũng theo ông Nam, các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra, trẻ em chứng kiến xung đột và bạo lực giữa cha và mẹ luôn cảm thấy bất an trong môi trường gia đình, trở nên cảnh giác quá mức với các tình huống thường nhật. Điều này hạn chế trẻ học các kỹ năng ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Bên cạnh đó còn gây tổn thương sức khỏe như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, mất tập trung trong học tập… Những năm gần đây, bạo lực gia đình có chiều hướng gia tăng. Theo điều tra của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bạo lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp. Đối với phụ nữ, tỷ lệ bạo lực về tinh thần là 47,2%, bạo lực thể chất là 7,3%, bạo lực kinh tế là 1,8%. Bạo lực gia đình vợ chồng xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng các gia đình trẻ có nguy cơ cao hơn vì chưa chuẩn bị được đầy đủ để thích nghi với cuộc sống hôn nhân cũng như trách nhiệm với gia đình. Điểm mấu chốt dẫn đến bạo lực gia đình là không có sự thấu hiểu, thông cảm, lắng nghe, nhường nhịn nhau hoặc xuất phát từ các nguyên nhân như ghen tuông mù quáng, từ lời kích bác của bạn bè, hàng xóm… Phòng chống bạo lực gia đình là vấn đề bức thiết hiện nay. Phòng chống bạo lực gia đình giờ là chuyện của toàn xã hội. Theo các chuyên gia của Vụ gia đình, một trong những nguyên nhân khiến bạo lực gia đình tồn tại là sự im lặng, chấp nhận của chính các nạn nhân. Như trường hợp của chị M. ở trên, sự day dứt không nỡ bỏ chồng vì thương con cái đã khiến chị và các con trở thành nạn nhân kéo dài của bạo lực gia đình. Vậy nên, tìm sự giúp đỡ từ cộng đồng xã hội, từ pháp luật là phương án xóa bỏ bạo lực gia đình hiệu quả nhất cho các nạn nhân. Đừng để bạo lực gia đình giết chết phụ nữ, giết chết đời sống tinh thần của trẻ em!
Thu Nga (t/h)