SELF-INJURY-Tự Cắt

Ngày đăng: 03/08/2011
HỘI CHỨNG TỰ LÀM TỔN THƯƠNG

Tự làm tổn thương bản thân (có tên tiếng Anh là Self-injury/cutting), là hội chứng tâm lý mà nguời bệnh luôn muốn tự gây tổn thương bản thân nhưng không có ý định tự tử. Người mắc hội chứng trên thường hành động cố ý gây thương tích cho bản thân như tự rạch da hay tự thiêu.
Thường thì các hành động tự làm tổn thương trên đem lại sự thỏa mãn tạm thời và xua đuổi cảm giác căng thẳng cho người bệnh nhưng sau đó thường đi kèm với cảm giác tội lỗi, xấu hổ và các cảm xúc đau đớn lại tiếp tục quay trở lại.
• Nguyên nhân gây ra hội chứng tự làm tổn thương là gì?Nguyên nhân thường gây ra hội chứng tâm lý trên làm người bệnh bao gồm:
– Hội chứng trên là kết quả của việc mất khả năng đối phó với các nỗi đau tâm lý một cách lành mạnh.
– Người bệnh có một khoảng thời gian khó khăn để điều chỉnh cảm xúc, bày tỏ và được thấu hiểu. Các cảm xúc trên trộn lẫn vào nhau một cách phức tạp làm người bệnh tự gây thương tích cho chính bản thân mình và thường suy nghĩ bản thân vô giá trị, có lúc thấy cô đơn, hoảng sợ nhưng lại có khi lại giận dữ, thấy tội lỗi và tự chối bỏ hay ghét bỏ bản thân….
• Người bệnh thường làm tự tổn thương mình để có thể giải tỏa những tâm lý như sau:- Quản lý hoặc xoa dịu những căng thẳng trầm trọng hoặc lo âu và đem lại cảm giác nhẹ nhõm.
– Xoa dịu nỗi đau tâm hồn bằng nỗi đau thể xác.
– Có cảm giác kiểm soát được cơ thể, cảm xúc hoặc cuộc sống của mình.
– Cảm nhận được thứ gì đó thậm chí là nỗi đau thể xác khi cảm xúc trống rỗng.
– Diễn tả được cảm xúc bên trong bằng cách biểu hiện nó ra bên ngoài.
– Diễn tả sự chán nản hoặc cảm giác căng thẳng cho cả thế giới bên ngoài thấy được.
– Và tự trừng phạt bản thân vì nhận thức sai lệch.
• Triệu chứng dễ nhận thấy ở hội chứng tự làm tổn thương là gì?Các dấu hiệu và triệu chứng tự làm tổn thương mình bao gồm:
– Các vết sẹo.
– Những vết cắt, cào cấu, bầm tím mới xuất hiện hoặc các vết thương khác.
– Giữ các vật nhọn trong tay.
– Mặc quần áo dài tay ngay cả khi thời tiết đang nóng.
– Gặp khó khăn trong các mối quan hệ giữa người và người.
– Luôn tự hỏi về bản thân như “Tôi là ai?”, “Đây là đâu?”, “Tại sao luôn là tôi?”.
– Cảm xúc và hành vi không ổn định, bốc đồng và không đoán trước được.
– Luôn thừa nhận sự bất lực, tuyệt vọng hoặc vô giá trị.
Vết cắt, cào cấu, bầm tím mới xuất hiện hoặc các vết thương khác.Vết cắt, cào cấu, bầm tím mới xuất hiện hoặc các vết thương khác.
Các kiểu tự làm tổn thương bản thân- Rạch da (cắt hoặc gãi da bằng vật sắc nhọn).
– Gãi.
– Thiêu (với diêm, điếu thuốc cháy dở hoặc vật nóng, sắc như lưỡi dao).
– Khắc chữ hay họa tiết lên da.
– Tự đánh.
– Đục các lỗ trên da với vật sắc nhọn.
– Bứt tóc.
– Luôn tìm cách cản trở sự lành vết thương.
Các vết thương thường thấy nhất ở tay, chân và phần ngực, bụng, tuy nhiên bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng có thể được người bệnh dùng làm mục tiêu tổn thương. Những người tự làm tổn thương bản thân thường dùng nhiều cách để tự làm đau họ.
Buồn chán có thể là một động lực để tự làm tổn thương bản thân. Rất nhiều người tự làm đau chính họ vài lần rồi ngưng hẳn. Nhưng với một số người, đây lại là một hành vi có tính lặp lại và kéo dài.
• Cách điều trị hội chứng tự làm tổn thươngHiện nay chưa có cách nào tốt nhất để điều trị hội chứng tự gây tổn thương bản thân, nhưng bước đầu tiên trong việc điều trị là người bệnh cần nói chuyện với một bác sỹ/chuyên gia tâm lý để được tư vấn, giúp đỡ. Việc điều trị được dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh và các rối loạn tâm lý đi kèm như trầm cảm.
Điều trị hội chứng tự gây tổn thương bản thân cần nhiều thời gian, ý chí và quyết tâm của người bệnh để khỏi bệnh. Vì hành vi này có thể trở thành một phần chính yếu của trong cuộc sống của người bệnh nên cần được điều trị bởi chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm điều trị các vấn đề của hành vi tự gây tổn thương bản thân.Nếu hành vi tự gây tổn thương bản thân có liên quan tới một số rối loạn tâm thần như trầm cảm hay rối loạn nhân cách ranh giới, thì hướng điều trị sẽ tập trung vào rối loạn đó cũng như hành vi tự gây tổn thương bản thân.
Liệu pháp trị liệu tâm lý- Xác định và quản lý các vấn đề tiềm ẩn có thể gây ra hành vi tự tổn thương bản thân.
– Học các kỹ năng quản lý căng thẳng tốt hơn.
– Học cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
– Học cách làm tăng hình ảnh bản thân.
– Phát triển các kỹ năng để cải thiện các mối quan hệ và các kỹ năng xã hội.
– Phát triển các kỹ năng giải quyết các vấn đề về sức khỏe.
Ngoài ra một vài phương pháp trị liệu tâm lý cá nhân cũng có thể đem đến hiệu quả bao gồm:
– Liệu pháp hành vi nhận thức: Giúp người bệnh xác định các hành vi không lành mạnh hay suy nghĩ tiêu cực, thay chế chúng bằng những hành vi lành mạnh và suy nghĩ tích cực.
– Liệu pháp hành vi biện chứng: Liệu pháp này sẽ dạy người bệnh các kỹ năng để người bệnh xoa dịu căng thẳng, quản lý hoặc điều chỉnh các cảm xúc hay cải thiện các mối quan hệ của mình.
– Liệu pháp tâm lý trị liệu: Tập trung vào việc xác định những trải nghiệm trong quá khứ, các ký ức bị chôn giấu hoặc các vấn đề ảnh hưởng tới các cảm xúc của người bệnh thông qua việc tự đánh giá, được hướng dẫn bởi chuyên gia trị liệu.
Các kí ức bị chôn giấu hoặc các vấn đề ảnh hưởng tới các cảm xúc của người bệnh thông qua việc tự đánh giá.Các kí ức bị chôn giấu hoặc các vấn đề ảnh hưởng tới các cảm xúc của người bệnh thông qua việc tự đánh giá.
– Liệu pháp điều trị dựa vào tâm lý: Sẽ giúp người bệnh nhận thức về các suy nghĩ và hành động một cách thích hợp để giải tỏa căng thẳng và sự chán nản cũng như cải thiện sức khỏe của người bệnh.
Ngoài những phương pháp trị liệu tâm lý cá nhân, liệu pháp trị liệu gia đình và trị liệu theo nhóm cũng có thể được sử dụng.
Dùng thuốcHiện nay, không có loại thuốc nào dùng để đặc trị cho hành vi tự gây tổn thương bản thân. Tuy nhiên, nếu người bệnh được chẩn đoán bị một số rối loạn tâm thần khác như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thuốc chống trầ cảm hoặc các thuốc khác để điều trị rối loạn đi kèm. Việc điều trị các rối loạn này có thể giúp người bệnh cảm thấy cảm thấy tinh thần thoải mái và không bắt buộc phải gây ra tổn thương cho chính mình.
Nhập viện Nếu người bệnh gây tổn thương lên cơ thể quá nặng nề hoặc lặp lại thường xuyên, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nhập viện để được chăm sóc về mặt tâm thần. Việc này giúp người bệnh có được một môi trường sống an toàn và được chữa trị tích cực hơn cho tới khi người bệnh vượt qua được giai đoạn căng thẳng.

Chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân